Các sự kiện liên quan Chớp_tia_gamma_địa_cầu

Có ý kiến cho rằng các TGF cũng phải phóng ra các chùm electron và positron tương đối tính cao thoát ra ngoài khí quyển, truyền dọc theo hướng từ trường của Trái Đất và lắng xuống ở phía bán cầu đối diện.[18][19] Một vài trường hợp TGF phát hiện trên RHESSI, BATSE và Fermi-GBM đã cho thấy các biến đổi lạ có thể được giải thích bằng các chùm electron/positron như vậy, nhưng những sự kiện này thực sự rất hiếm.

Các tính toán đã chỉ ra rằng các TGF có thể giải phóng ra không chỉ positron, mà cả neutron và proton nữa.[20][21] Các hạt neutron đã được đo đạc trong các lần phóng điện,[22] trong khi không có xác nhận thực nghiệm nào về các proton liên quan đến sự phóng điện (2016). Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng lưu lượng của các neutron này nằm trong khoảng từ 10−9 đến 10−13 mỗi mili giây và mỗi m2 tùy thuộc vào độ cao phát hiện. Năng lượng của hầu hết các neutron này, ngay cả với các hạt có năng lượng ban đầu tới 20 MeV, giảm xuống mức chỉ vài keV trong vòng 1 mili giây.[20]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chớp_tia_gamma_địa_cầu http://news.nationalgeographic.com/news/2011/01/11... http://wovo.atmos.colostate.edu/ece/faculty/reisin... http://alum.mit.edu/www/cpbl/publications/Barringt... http://nova.stanford.edu/~vlf/IHY_Test/Tutorials/T... http://nova.stanford.edu/~vlf/IHY_Test/Tutorials/T... http://currents.ucsc.edu/04-05/02-21/flashes.asp http://sciences.blogs.liberation.fr/files/article-... http://www.ees.lanl.gov/ees2/pdfs/Gurevich_RRD_199... http://www.nasa.gov/home/hqnews/2011/jan/HQ_11-008... //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15718466